Mới đây trên mạng xã hội, nickname có tên H.T đã chia sẻ một đoạn clip ngắn ghi lại cảnh một người con trai liên tục chửi mẹ mình như: “Bà chết đi”, “Sao bà mãi chưa chết?”, “Cả bao năm nay bà đã chết đâu?”...
Trong clip, người đàn ông mặc áo trắng ngồi trên ghế nói chuyện một người phụ nữ lớn tuổi với vẻ tức giận. Anh ta luôn quát: “Bà chết luôn đi, sao bà không chết luôn đi? Ngày nào cũng nói: "Tao không còn sống được mấy nữa" mà đến ngày nay đã là hàng năm trời”.
Không những thế, người này còn dùng tay đánh lên mặt người phụ nữ lớn tuổi. Bà này chỉ biết ôm mặt và nói lẩm bẩm những câu không thành tiếng. Đôi lúc gương mặt bà chực như muốn khóc.
Ảnh trong đoạn clip được chia sẻ trên mạng xã hội. |
Ngoài ra trong đoạn clip cũng xuất hiện một người phụ nữ ngồi giữa hai mẹ con. Khi chứng kiến cảnh này chị cũng không hề có động thái can ngăn, mặc anh con trai vẫn chửi mẹ một cách thậm tệ.
Sau khi đăng tải, đoạn clip trên đã khiến cho nhiều người xem vô cùng phẫn nộ, bức xúc trước hành động của người con trai. Hầu hết mọi người đều muốn truy tìm người đàn ông này là ai, tại sao lại có thể nói những câu nói bất hiếu đối với mẹ mình như vậy.
Người con trai liên tục chửi rủa mẹ mình. Ảnh cắt từ clip. |
Sáng 17/10, trao đổi với PV, người đăng tải clip - anh H.T, cho biết đoạn video này được quay tại Khoa Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).
Theo lời người đăng tải thì bà cụ này mắc bệnh Parkinson. Người nhà là các con cháu đã đưa cụ lên bệnh viện thăm khám.
Người quay clip cũng cho biết thêm: “Tôi muốn người đàn ông này nhìn thấy thì hãy nhớ lại lúc còn nhỏ mẹ đã chăm sóc ông ấy như thế nào và giờ ông ấy đối xử với mẹ ra sao. Đồng thời tôi cũng muốn cảnh tỉnh những đứa con bất hiếu”.
Trao đổi với PV VietNamNet, anh D. - người con trai trong đoạn clip chia sẻ về những hành động của mình.
Theo đó, anh D. cho hay: “Mẹ tôi là bà M. sinh năm 1948. Cách đây 5 năm, mẹ bị mắc bệnh nên làm khổ gia đình từ sáng đến đêm. 1 giờ sáng mẹ lôi cả nhà dậy, hỏi thứ này đến thứ khác. Thương mẹ, cái gì tôi cũng mua gửi về cho bà. Nếu không tin, anh chị cứ về xã Quỳnh Phụ là biết.
Hôm đó, trước lúc đi viện mẹ cũng tôi đã gọi điện khóc lóc. Lên đến Hà Nội, mẹ vẫn sụt sịt và bảo: "Tao chỉ mấy hôm nữa là chết". Tôi sốt ruột, trấn an bà suốt đoạn đường từ lúc đón đến khi vào bệnh viện. Khi chờ khám bà vẫn liên tục sụt sùi, tôi vẫn bảo là mẹ cứ bình tĩnh để bác sĩ khám cho là hết.
Dù vậy bà vẫn bảo: "Tao không còn sống lâu…". Tôi bực mình và nói lại những câu nói của bà là ngày nào mẹ cũng nói mẹ chết…. Đó chỉ là những câu nói tôi trấn an mẹ thôi”.
Anh Dũng, em ruột anh D. cũng cho biết: "Thật lòng mà nói, nếu là chúng tôi thì có thể bình tĩnh hơn. Tuy nhiên anh tôi có phần hơi nóng tính nhưng cả làng xóm ai cũng biết anh tôi rất chu đáo với mẹ”.
Theo ông Đoàn Tiến Lên, Bí thư Đảng ủy xã An Thái, người mẹ bị con mắng mỏ trong đoạn clip chính là bà Đỗ Thị M. (SN 1948). Người con trai xuất hiện trong đoạn clip là anh Nguyễn Văn D - con trai bà M. Còn người phụ nữ ngồi giữa là chị Lương Thị T - vợ anh D.
Theo ông Lên, chồng bà M. đã mất vào năm 1988 và hai ông bà có 4 người con (3 trai, 1 gái). Khoảng 5 năm trở lại đây, bà M. bị bệnh parkinson nên các con thường xuyên đưa bà đi bệnh viện Bạch Mai để thăm khám.
“Do bà M. mắc bệnh nên hai tay bà lúc nào cũng cứ run lẩy bẩy. Bà bị hoang tưởng và "rất sợ chết”. Anh D. là con trai cả, anh này làm nghề liên quan đến bất động sản nên kinh tế khá giả. Vài năm trở lại đây, anh để vợ ở nhà để chăm mẹ. Gia đình có mấy anh em nhưng việc gì cũng đến lượt anh D. lo toan”.
Thanh Hải
" alt=""/>Clip con trai chửi mẹ thậm tệ ở bệnh việnTại các khu làng ẩm thực ở Singapore, thông thường, bàn ghế được cố định vào sàn nhà. Tôi chọn món ăn trước và ngồi tại một góc bàn đợi Jaden. Lát sau, Jaden xuất hiện với đĩa cánh gà chiên trên tay, nói với tôi rằng, ở phía anh ấy không có ghế. Tôi ngạc nhiên nhìn sang phía bên kia bàn, đúng thật, chỉ một bên phía tôi ngồi được lắp ghế, phía còn lại để trống.
Sau vài giây nhíu mày, chúng tôi hiểu ra: những không gian không có ghế được thiết kế để tạo điều kiện cho người sử dụng xe lăn có thể dùng bữa cùng bạn bè và gia đình. Những chiếc bàn đặc biệt này cũng được sơn màu khác với các bàn còn lại, để người khuyết tật dễ dàng nhận ra. Đằng sau những chi tiết rất nhỏ trong cách thiết kế và bố trí này là sự quan tâm thiết thực đến cộng đồng người yếu thế trong xã hội.
Trong đợt về nước mới đây, tôi đã chứng kiến những sự thay đổi nhất định trong việc trang bị hạ tầng cho người khuyết tật, chẳng hạn như các lối đi riêng được thiết kế cho người dùng xe lăn ở các khu chung cư mới xây dựng. Tuy nhiên, quan sát rộng ra, thì những thiết kế hỗ trợ người khuyết tật tại Việt Nam vẫn chưa thực sự phổ biến.
Eun Seo-ran cũng ý thức được về gia đình mình, cô không muốn bản thân có kết cục như mẹ nên quyết định không kết hôn hay sinh con. Dẫu vậy, cô vẫn hiểu được, trong cuộc sống có những lúc chỉ có thể trông cậy vào người nhà.
Năm 2016, Eun Seo-ran chuyển đến một vùng quê yên bình ở Jeolla. Tại đây, cô gặp Lee Eo-rie (38 tuổi), một người phụ nữ cùng chí hướng với mình. Họ nhanh chóng trở thành bạn thân và chuyển tới sống cùng nhau. Cả hai có chung niềm say mê với thiên nhiên, thích ăn chay, làm đồ thủ công và đều độc thân.
Eun Seo-ran cho biết, việc sống chung có thể giảm bớt những nỗi bất an khi sống một mình, đồng thời đảm bảo có người bên cạnh chăm sóc khi về già hoặc trong trường hợp không may xảy ra tai nạn.
Chỉ trong vài tháng ngắn ngủi, họ sắp xếp ổn thỏa mọi thứ, cùng chia sẻ công việc nhà, các hóa đơn… Tuy nhiên, sau đó, họ sớm nhận ra có một số tình huống đặc biệt, họ chẳng khác nào người xa lạ.
Vài năm trước, khi Eun Seo-ran phải nhập viện vì chứng đau đầu kinh niên. Cô mới biết, luật pháp Hàn Quốc chỉ cho phép người nhà đưa ra những quyết định quan trọng cho bệnh nhân hoặc thăm nom chăm sóc.
Điều này khiến cả hai bừng tỉnh và tự hỏi bản thân nếu rơi vào trường hợp đó, mình sẽ chăm sóc đối phương như thế nào.
Eun Seo-ran chia sẻ: “Tôi nghĩ sự kết nối về cảm xúc rất quan trọng. Khi tôi ở bên ai đó và cảm thấy sự bình yên, tôi tin rằng người đó có thể là gia đình của mình”.
Ban đầu, 2 người định giả vờ có quan hệ tình cảm để có thể kết hôn nhưng pháp luật Hàn Quốc không công nhận hôn nhân đồng giới. Vì thế, họ không còn cách nào khác là nghĩ tới việc nhận con nuôi.
Tất cả những gì Eun Seo-ran phải làm là chứng minh rằng cô lớn hơn Lee Eo-rie và bạn cô không phải là con ruột của cô. Sau khi nộp đủ giấy tờ, quá trình nhận con nuôi chỉ mất 24 giờ.
“Thứ tôi muốn là những điều đơn giản như chăm sóc lẫn nhau, ký giấy xác nhận y tế, nghỉ làm để chăm sóc khi người kia ốm, hoặc tổ chức tang lễ khi một người trong chúng tôi qua đời. Nhưng điều đó không thể thực hiện được ở Hàn Quốc, trừ khi chúng tôi là một gia đình hợp pháp”, Eun Seo-ran nói.
Câu chuyện về người phụ nữ Hàn Quốc trở thành mẹ của bạn thân nhanh chóng lan truyền trên các phương tiện truyền thông và truyền cảm hứng cho Eun Seo-ran viết cuốn hồi ký “Tôi nhận nuôi một người bạn”.
Phan Hằng